VÌ SAO NÊN CHỌN ÉP CỌC BÊ TÔNG?

Cọc bê tông cốt thép (BTCT) là loại cọc chống hoặc treo, phù hợp với nhiều loại công trình, từ các công trình có tải trọng nhỏ như nhà dân dụng cho tới các công trinh có tải trọng lớn như tòa nhà và nhà máy. Vì thế, loại cọc này được sử dụng phổ biến trong việc ép cọc nền móng. Ngoài ra, cọc BTCT với cấu tạo chắc chắn và chịu lực cao có thể chống lại sự xâm thực của các hóa chất hòa tan trong nước phía dưới nền. Điều này giúp nền móng của công trình trở nên bền vững theo thời gian. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn sơ lược về cọc BTCT trong lĩnh vực thi công nền móng.

 

>>> Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép

 

Vì sao nên chọn ép cọc bê tông cốt thép?

Cọc BTCT được sử dụng trong các công trình có nên móng sâu bởi khả năng chịu lực ép ngang dưới lòng đất rất cao và khả năng chịu tải trọng lớn. Cọc được làm bằng bê tông cốt thép thường M>200, chiều dài cọc có thể 5 đến 25m có khi lên đến 45m, chiều dài của cọc đúc phụ thuộc vào điều kiện thi công (thiết bị chế tạo, lắp đặt, vận chuyển…) và liên quan đến tiết diện chịu lực.

Phạm vi ứng dụng của cọc BTCT

Cọc BTCT có độ bền rất cao, có khả năng chịu được tải trọng lớn từ công trình truyền xuống, do đó nó thường được ứng dụng rất rộng rãi trong các loại móng của các công trình dân dụng và công trình công nghiệp.

1 số tiết diện đặc trưng của cọc bê tông

Tiết diện cọc: Cọc bê tông cốt thép có khá nhiều loại với tiết diện khác nhau như: Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, chữ T…

  • Loại cọc mang tiết diện vuông được sử dụng nhiều hơn cả là vì có cấu tạo đơn giản và có thể tạo ngay tại công trường xây dựng. Kích thước ngang của loại cọc này thường là 20×20; 25×25; 30×30; 35×35; 40×40
  • Cọc có tiết diện 20×20 đến 30×30 cm có chiều dài bé hơn 10m
  • Cọc có tiết diện 30×30 40×40 cm có chiều dài >10m

Đối với cọc tiết diện thường hạn chế trong bảng sau

Kích thước tiết diện (cm) 20 25 30 35 Chiều dài tối đa (m) 5 12 15 18

 

Đặc điểm và yêu cầu của cọc bê tông

  • Cọc bê tông được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn (có thể tại xưởng hoặc ngay tại công trường) và sử dụng thiết bị đóng, hoặc ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc từ 250 trở lên.
  • Loại cọc bê tông phổ biến thường có tiết diện vuông, có kích thước khoảng 200×200 đến 400×400. Chiều dài và tiết diện cọc còn phụ thuộc vào thiết kế. Nếu chiều dài của cọc quá lớn thì có thể chia cọc thành nhiều đoạn cọc ngắn để thuận tiện cho việc chế tạo và phù hợp với thiết bị chuyên chở, và thiết bị hạ cọc.
  • Cọc phải được chế tạo đúng theo thiết kế, đảm bảo cho chiều dày lớp bảo vệ (tối thiểu là 3cm) để chống bong tách khi đóng cọc và chống rỉ cho cốt thép sau này.
  • Bãi đúc cọc phải phẳng, không được gồ ghề.
  • Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng cần được bôi trơn chống dính, tránh gây mất nước xi măng khi đổ bê tông.
  • Đổ bê tông phải liên tục từ mũi cho đến đỉnh cọc, đầm bê tông bằng đầm dùi cỡ nhỏ. Trong quá trình thi công đúc cọc thì cần phải đánh dấu cọc và ghi rõ lý lịch để tránh bị nhầm lẫn khi đang thi công.

Đặt thép thân cọc

  1.  Mật độ thép: Cọc được đóng bằng búa không nhỏ hơn 0,8%, cọc ép không nhỏ hơn 0,5%, cọc ép mà thân cọc nhỏ và dài không nên nhỏ hơn 0,8%.Trong những trường hợp sau đây, mật độ thép phải nâng cao tới 1%-2%:– Mũi cọc phải xuyên qua lớp đất rắn có độ dày nhất định;– Tỷ số dài của đường kính L/D của cọc lớn hơn 60;– Cọc được bố trí dày trên 1 khoảng lớn.Khi L/D lớn hơn hoặc bằng 80, khả năng chịu lực của cọc đơn rất lớn mà số lượng cọc dưới đài rất ít hoặc là cọc chỉ có 1 hàng, thì mật độ thép phải được tăng thê
  2. Đường kính và số thanh: Đường kính cốt dọc không được nhỏ hơn 14mm, khi bề rộng hoặc đường kính cọc lớn hơn 350mm thì số thanh không dưới 8.
  3. Các trường hợp sau đây thì nên đặt thép tăng thêm
    – Khi sử dụng 1-2 cây cọc và hàng cọc đơn, nếu có tải trọng lệch tâm thì phải tăng thêm đặt thép ở phần đầu thân cọc.
    – Khi thân cọc chỉ đặt thép theo ứng suất cẩu cọc thì phải tăng thêm đặt thép ở vùng móc cẩu.

Bê tông thân cọc
Cường độ bê tông thân cọc không được thấp hơn C30. Độ dày lớp bảo vệ cốt thép dọc không được nhỏ hơn 30mm.

 

Mối nối của cọc bê tông

Số lượng đầu nối của cọc không nên quá 2. Khi trong tầng nông có tồn tại tầng đất khó xuyên qua dày trên 3m thì đầu nối phải được bố trí ở phía bên dưới của tầng đất ấy.
Mối nối bằng keo có thể dùng trong trường hợp dự tính là cọc dễ xuyên vào đất.
Khi tải trọng thiết kế lớn cọc lại nhỏ và dài, phải xuyên qua tầng đất cứng có độ dày nhất định; trong vùng có động đất hoặc nơi tập trung nhiều cọc thì nên sử dụng phương pháp nối hàn.

Trên đây là bài viết lý do vì sao nên chọn ép cọc bê tông cốt thép, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cũng như cái nhìn sơ lược về phương pháp ép cọc bê tông cũng như quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép. Là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực ép cọc với hơn 12 năm trong ngành, Tân Thành Corp tin rằng chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách hàng những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất với giá thành hợp lý trong lĩnh vực thi công nền móng. Để được tư vấn và báo giá về dịch vụ ép cọc, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0909.111.545 

>>> Dự án đã thi công

 

 

 

 

  

Bài viết liên quan