QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

Cọc bê tông cốt thép (BTCT) là nguyên liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thi công nền móng. Bài viết này nhằm chia sẻ đến bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cọc bê tông

>>> Các phương án thi công ép cọc bê tông

>>> Tại sao nên ép cọc bê tông cốt thép?

Thông thường, có hai phương án thi công ép cọc BTCT là đúc cọc bê tông tươi ngay tại công trình sau đó tiến hành quy trình ép cọc bê tông cốt thép hoặc vận chuyển cọc được sản xuất đúc sẵn từ nhà máy đến công trình để thi công. Tuy nhiên, sử dụng cọc bê tông đúc sẵn là phương án được khách hàng lựa chọn nhiều bởi nó tiết kiệm, đơn giản và giảm thiểu rủi ro vận chuyển.

Quy trình sản xuất cọc bê tông cốt thép đúc sẵn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Vật liệu dùng trong quy trình sản xuất cọc BTCT phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đông thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kê
  • Vật liệu phải được cất giữ và vận chuyển đảm bảo giữ nguyên chất lượng và sự phù hợp của vật liệu cho công trình. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu cũng sẽ được kiểm tra và thí nghiệm lại trước khi đưa vào sử dụng cho công trình

Bước 2: Thi công cốt thép

  • Cốt thép chủ được nắn thẳng cắt đúng kích thước, đảm bảo thép đúng chủng loại của bản vẽ thiết kế.
  • Cốt thép đai được kéo thẳng bằng tời, cắt bằng kìm cộng lực, uốn bằng bàn uốn theo đúng kích thước thiết kế.
  • Thép đai liên kết với thép chủ bằng dây thép buộc 1 ly, khoảng cách giữa các cốt đai buộc đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Thép chủ được liên kết với hộp bích đầu cọc bằng liên kết hàn.
  • Hộp bích đầu cọc được gia công đảm bảo, bốn cạnh của mặt cọc phải nằm cùng trên một mặt phẳng, đảm bảo vuông đúng theo kích thước thiết kế.
  • Cốt thép cọc được bố trí và định vị thành từng lồng đúng theo bản vẽ thiết kế và được cán bộ kỹ thuật của công ty nghiệm thu trước khi lắp vào khuôn cốp pha.
  • Lồng ghép sau khi lắp đặt vào khuôn phải được định vị chính xác và chắc chắn đảm bảo không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông.

Bước 3: Thi công bê tông

  • Bê tông đúc cọc phải được trộn bằng máy đảo đúng theo tỷ lệ cấp phối, thời gian trộn theo đúng quy định của cán bộ kỹ thuật của công ty.
  • Cát, đá trước khi trộn phải đảm bảo phải rửa sạch, không lẫn tạp chất.

Bước 4: Thi công ván khuôn

  • Sử dụng cốp pha thép định hình có đầy đủ các phụ kiện gông, chống…bề mặt cốp pha phải phẳng và được bôi 1 lớp dầu chống dính. Bề mặt sân bãi đúc cọc phải đảm bảo phẳng.
  • Cốp pha thép phải vuông với mặt nền được gông bằng hệ thống gông định hình và được điều chỉnh kích thước bằng nêm gỗ, khoảng cách gông là 1,5 – 2m.
  • Ván khuôn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (tức sau 12 – 16h theo thí nghiệm quy định) thì tiến hành tháo dỡ cốp pha. Dùng sơn viết vào đầu cọc và mặt cọc: tên đoạn cọc, ngày tháng đúc cọc, mác bê tông.

Bước 5: Đúc và bảo dưỡng bê tông

  • Bê tông phải được đổ liên tục và phải được đầm chặt bằng máy đầm rung, để tránh tạo ra các lỗ hổng không khí, rỗ tổ ong hay các khiếm khuyết khác cho cọc bê tông. Đặc biệt lưu ý bê tông đổ đến đâu phải đầm luôn đến đó, sau đó sử dụng mặt bàn xoa để hoàn thiện mặt. Mỗi cọc phải đúc xong trong một lần và nên bắt đầu từ mũi cọc đến đỉnh cọc. Trong khi đầm phải cẩn thận, chú ý các góc cạnh, không để máy đầm chạm làm rung cốt thép. Trong quá trình đổ bê tông cọc phải lấy mẫu thí nghiệm theo quy định.
  • Bảo dưỡng cọc là bước cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng. Tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng đầy đủ, công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay sau khi đổ bê tông xong khoảng 4 – 6h, khi bề mặt bê tông se lại, ấn tay không lún thì tiến hành đến bước bão dưỡng. Thời gian dưỡng hộ liên tục 4 – 6 ngày tùy theo thời tiết ẩm ướt hay khô hanh, những ngày tiếp theo luôn giữ cấu kiện ở trạng thái ẩm.
  • Tất cả các cọc phải có bề mặt phẳng, nhẵn, không bị khiếm khuyết và vuông góc với trục dọc của cọc, và được hoàn theo đúng kích thước như chỉ ra trên bãn vẽ. Đối với các đoạn mũi, mũi cọc phải trùng với tâm của cọc.

>>> Các dự án đã thi công 
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn vê quy trình sản xuất cọc BTCT. Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và thi công ép cọc cùng đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, Tân Thành Corp tin rằng chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách hàng những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất với giá thành hợp lý

Chi phí ép cọc tại Tân Thành

Bảng giá nhân công và thiết bị

Công trình Đơn giá
Đối với những công trình có tổng khối lượng cọc bê tông  ≥ 300m 60.000/m
Đối với những công trình có tổng khối lượng cọc bê tông  ≤ 300m

Tiền công cho cả công trình là:

 (từ 12.000.000 – 14.000.000 VND (TPHCM)

(từ 14.000.000 - 16.000.000 VND (Các tỉnh lân cận)

(Phụ thuộc địa hình công trình)

 

Bảng giá cọc bê tông cốt thép (BTCT)

Loại thép Cấp phối mác bê tông Tiết diện Đơn giá
Thép miền nam, Pomina, Việt-Nhật 300 250x250 220.000 VND/m
Thép miền nam, Pomina, Việt-Nhật 250 200x200 200.000 VND/m

Lưu ý, đơn giá trên có thể biến động tùy vào giá vật liệu và thời gian thi công. Để được báo giá đây đủ và chính xác nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline:
0909.111.545 (Mr. Thành)  

Bài viết liên quan